Những điểm cần lưu ý khi thiết kế nhà lệch tầng

Những điểm cần lưu ý khi thiết kế nhà lệch tầng

Các kiểu nhà lệch tầng, mẫu nhà lệch tầng có thể áp dụng với các mặt tiền chỉ khoảng 4m và chiều dài hơn 15m là giải pháp thích hợp

Với những mảnh đất có mặt tiền chỉ khoảng 4 m và chiều dài hơn 15 m, việc xử lý sao cho không có cảm giác “sống trong ống” là điều mà các kiến trúc sư luôn trăn trở. Thiết kế lệch tầng là một trong những giải pháp thích hợp.

Nhà lệch tầng thường có hai dạng chính:

  • Nâng phần sau bếp và nhà ăn lên vài bậc để phân chia không gian với phần trước nhà. Từ độ cao của phần sau, thiết kế cầu thang đi lên tầng và cứ đan qua đan lại để lên các tầng khác. Với cách này, mặt bằng nền của các tầng sẽ lệch nhau.
  • Thay vì nâng nền phần sau lên vài bậc, đúc luôn một sàn lửng, có cầu thang đi lên, xem như tầng lửng. Như vậy, phần sau nhà có độ cao chỉ vào khoảng 2,5 m, dùng để xe, kho hay nhà vệ sinh. Trên tầng lửng, có thể bố trí bếp và nhà ăn. Dạng thiết kế này hơi hạn chế là không nối rộng được không gian khi cần thiết.

Ưu điểm của nhà lệch tầng

Lech%20tang1.jpgMột kiểu nhà lệch tầng

Cầu thang của kiểu nhà này thường đặt ở khoảng giữa nên có thể tạo giếng trời, vườn cảnh để giúp thông thoáng và cho phép ánh sáng vào nhà. Tầm quan sát được mở rộng và bao quát hơn khi đứng ở các tầng. Cầu thang trong nhà lệch tầng cho phép di chuyển thoải mái vì rút ngắn được các bậc và có nhiều chiếu nghỉ hơn.

Với những ngôi nhà dài trên 20 m, xây lệch tầng sẽ chia nhà thành hai khối rõ rệt, xóa được cảm giác nhà ống và gần như tránh được cái náo nhiệt ở mặt tiền.

Trong nhà lệch tầng, các khu vực chức năng phân chia tách bạch, dễ dàng bố trí, tiện dụng và đẹp hơn.

Một vài điểm cần lưu ý

Về giá thành, diện tích xây dựng không tăng nhiều so với kiến trúc bình thường. Tuy nhiên, diện tích các bức tường sẽ tăng, vật tư sử dụng cũng tăng lên.

Các khu vực vệ sinh và hệ thống ống kỹ thuật (điện, cấp/thoát nước) cần thiết kế tốt để tạo thẩm mỹ và lưu thông mạch lạc vì nhà vệ sinh có thể không nằm đồng trục theo các tầng.

Hệ thống kết cấu cũng không đồng trục, nên lưu ý về kỹ thuật và thiết kế để có hiệu quả tốt nhất cũng như yếu tố thẩm mỹ.

Độ cao của mỗi tầng chỉ nên tối đa 3,2 m. Nếu không muốn làm giếng trời bằng kính thì có thể làm giếng lộ thiên. Khi đó, mưa gió và nắng sẽ đến được từng khu vực. Cần lắp đặt và xử lý tốt hệ thống thoát nước và chống thấm cho khu vực lộ thiên.

Related Posts

Biến tấu thông tầng

Biến tấu thông tầng Thông thường với nhà phố, giếng trời nằm ở giữa nhà để không gian sử dụng bao quanh “hít thở” sự thông thoáng…

Kiến trúc nội thất nhà chú Thắm – Hàng Cân

Kiến trúc nội thất nhà chú Thắm – Hàng Cân Tên dự án: NỘI THẤT NHÀ CHÚ THẮM; Địa chỉ: Số 17 Hàng Cân; Thể loại: Kiến…

Giải pháp cho nhà diện tích nhỏ

Giải pháp cho nhà diện tích nhỏ Thông thường trong những căn nhà có diện tích nhỏ thì vị trí mặt bằng cầu thang sẽ quyết định…

Khách sạn JuanFang

Khách sạn JuanFang Tên dự án: KHÁCH SẠN JUANFANG; Địa chỉ: ; Thể loại: Khách sạn mini; Diện tích: 180m2; Số không gian: 7 tầng; Thiết kế:…

Nội thất nhà anh Triết – Láng Hạ

Nội thất nhà anh Triết – Láng Hạ Tên dự án: NỘI THẤT NHÀ ANH TRIẾT; Địa chỉ: Chung cư 101 Láng Hạ; Thể loại: Nội thất;…

Tư vấn thiết kế nhà Anh Chung

Tư vấn thiết kế nhà Anh Chung Thể loại: Nhà ở gia đình; Địa chỉ: Long Biên – Hà nội; Diện tích: 80m2; Số không gian: 4…