Kiến trúc nhà anh Tuấn – Long Biên
Tên dự án: BIỆT THỰ NHÀ ANH TUẤN; Địa chỉ: Long Biên – Hà Nội; Thể loại: Biệt Thự; Diện tích: 125 m2; Số Không gian: 3 Tầng. Số Phòng: 12 Phòng; Thiết kế: KTS. Đào Xuân Dũng; ;
Yêu cầu chủ nhà :Tôi có mảnh đất 125m2 đất tại Hải Dương, hiện nay tôi muốn xây biệt thự kiểu kiến trúc của Pháp. Các anh (chị) của Bếp Xinh hãy cho tôi vài lời khuyên về kiến trúc và bố trí nội thất hợp lý cho kiểu biệt thự như vậy .Rất mong nhận được được Bếp xinh tư vấn và thiết kế cho tôi một căn nhà như ý.
Bếp xinh tư vấn : Cảm ơn anh đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của Bếp xinh. Chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp và phương án thiết kế sau. Đặc điểm biệt thự Pháp là sự mát mẻ tự nhiên, rất ít tiêu tốn năng lượng, vật liệu.Ở Việt Nam, với đặc thù khí hậu là nóng, mưa nhiều và độ ẩm cao, nên kiến trúc phải giải quyết các thách thức ấy. Đây là hai nhiệm vụ khá mâu thuẫn. Để chống nóng và thoát ẩm, người ta phải mở nhiều cửa cho gió thông thoáng, ngược lại, khi mở như thế lại phải tìm cách che chắn để ngăn không cho nắng mang nhiệt vào nhà và chống mưa hắt nước. Như vậy, căn nhà phải có dàn mái lớn che nắng, mưa, nhưng cần lớp vỏ bọc hở để thoát ẩm và nóng.
Trong kiến trúc Pháp, hiên bao bọc xung quanh căn nhà (không có phòng ở nào tiếp xúc trực tiếp với nắng mặt trời). Hành lang này thường có một dàn cửa sổ to rộng thiết kế công phu với cửa gỗ lá sách bên ngoài để che nắng, mưa nhưng vẫn thoángbên trong lại có một lớp cửa kính ngăn lạnh nhưng vẫn lấy được ánh sáng vào mùa đông.
Các phòng ở bên trong sẽ mở ra hành lang này, hành lang trở thành một trục di chuyển trong toàn bộ căn nhà, đồng thời cũng là ống dẫn gió đi suốt nhà, lại là lớp không gian đệm giúp các phòng sinh hoạt không bao giờ bị “đun nóng” bởi nắng. Bộ cửa (cửa sổ, cửa ra vào, cửa mái…) cần thật cầu kỳ với cửa lá sách bên ngoài, cửa kính bên trong.
Với Biệt thự Pháp phải xây trên một nền cao để hứng gió, tách xa mặt đất để hạn chế nhiệt hắt từ đất lên. Ở trên là một dàn mái lớn lợp ngói với trần cao giúp tạo ra một đệm không khí để ngăn nhiệt thâm nhập từ mái, bố trí các cửa sổ mái để thông thoáng nhiệt cho khoảng không gian đệm giữa trần và mái.