Công nghệ đúc sàn BubbleDeck và những ưu điểm

Công nghệ đúc sàn BubbleDeck và những ưu điểm

Phạm vi ứng dụng sàn BD không giới hạn, từ nhà ở dân dụng, nhà xưởng công nghiệp, villa, khách sạn, cao ốc, trường học… cho đến khu bãi đậu xe đều đáp ứng tốt.

BubbleDeck là công nghệ sàn có nhiều cải tiến thuận lợi hơn trong xây dựng khi sử dụng các quả bóng bằng nhựa tái chế để thay thế phần bêtông không tham gia chịu lực ở thớ giữa của bản sàn. Công nghệ này làm giảm đáng kể trọng lượng bản thân kết cấu và tăng khả năng vượt nhịp (khẩu độ) thêm khoảng 50%. Với sàn BubbleDeck (BD) phẳng, không cần dầm; liên kết trực tiếp với hệ cột, vách chịu lực và nhiều ưu điểm về kỹ thuật khác.

cong_nghe_duc_san_bang_bong_nhua.jpg

Công nghệ tấm sàn rỗng chịu lực theo hai phương

Công nghệ này có nguyên tắc cấu tạo cơ bản là tấm lưới thép dưới, bóng rỗng làm từ nhựa tái chế và tấm lưới thép trên. Hệ sàn BD dựa trên công nghệ tổng hợp đã được cấp bằng sáng chế – phương pháp liên kết trực tiếp khối rỗng và thép. Sàn rỗng làm việc hai phương, trong đó các quả bóng nhựa có vai trò giảm thiểu lượng bêtông không cần thiết đối với kết cấu. Bằng cách phối hợp lỗ rỗng tạo ra do trái bóng và chiều rộng của lưới thép; kết cấu bêtông có thể được tối ưu hoá và tối đa việc sử dụng đồng thời các vùng chịu moment uốn và vùng chịu lực cắt.Kỹ sư Phạm Đắc Nhân thuộc công ty dịch vụ BubbleDeck Việt Nam cho biết, một tấm sàn đặc sẽ gặp rất nhiều vấn đề khi phải vượt nhịp lớn do ảnh hưởng của trọng lượng bản thân. Ưu thế chính của các quả bóng là giảm trọng lượng của tấm sàn. Tải trọng bản thân của sàn BD chỉ bằng 1/3 lần tấm sàn đặc có cùng độ dày và không có ảnh hưởng cường độ uốn và độ võng của tấm sàn. So với tấm sàn đặc, một tấm sàn BD có khả năng chịu lực gấp đôi với 65% lượng bêtông và có cùng khả năng chịu lực với 50% lượng bêtông.

Những thông số kỹ thuật đã thí nghiệm và thực nghiệm

Mặt cắt của BD cũng tương tự như những tấm sàn rỗng theo một phương thông thường đã được sử dụng trong 40 năm qua. Tuy nhiên kết cấu của những tấm sàn loại này có nhược điểm là chỉ chịu lực theo một phương nên cần có dầm hoặc tường làm gối tựa suốt chiều dài ở cả hai đầu tấm sàn, vì thế khó thay đổi kết cấu của toà nhà.

Sàn công nghệ mới này có độ an toàn như không bắt cháy, ngăn khói và có thể chịu nhiệt cao hơn so với sàn đặc. Khả năng chịu lửa phụ thuộc vào lớp bêtông bảo vệ lưới thép gia cường. Lực động đất tác dụng lên công trình có giá trị tỷ lệ với khối lượng của toàn bộ công trình và BD đạt chỉ số an toàn do trọng lượng giảm. Sàn BD có khả năng chịu cắt, chịu uốn, cách âm vẫn cao hơn hệ sàn đặc truyền thống.

Bản sàn BubbleDeck phẳng, không dầm, liên kết trực tiếp với hệ cột, vách chịu lực, có nhiều ưu điểm về mặt kỹ thuật và kinh tế, cụ thể: Tạo tính linh hoạt cao trong thiết kế, có khả năng áp dụng cho nhiều loại mặt bằng công trình; Giảm tới 35% trọng lượng bản thân kết cấu, từ đó giảm kích thước hệ kết cấu cột, vách, móng; Tăng khoảng cách lưới cột, giảm hệ tường, vách chịu lực; Giảm thời gian thi công và các chi phí dịch vụ kèm theo; Tiết kiệm khối lượng bê tông thi công: 2,3kg nhựa tái chế thay thế cho 230kg bê tông/m (BD 280) và rất thân thiện với môi trường khi giảm lượng phát thải năng lượng và khí C02(khí nhà kính).

Các cấu kiện rộng 2,4m tạo nên một phần bản sàn tổng thể được sản xuất dưới dạng cấu kiện đúc sẵn bán toàn khối bao gồm lưới thép dưới và lớp bê tông đúc sẵn dày 60mm, hình thành hệ ván khuôn vĩnh cửu cho bản sàn. Các sườn tăng cứng có tác dụng cố định 2 lưới thép trên và dưới, định vị các quả bóng nhựa đúng vị trí cũng như tăng cường độ cứng dọc cho tấm sàn trong quá trình lắp dựng.Sau khi cấu kiện bán toàn khối được đặt vào vị trí và được đỡ tạm thời bằng hệ giáo thi công, các cấu kiện sẽ được liên kết lại với nhau bằng cốt thép rời đặt giữa các quả bóng nhựa trên lớp bê tông đúc sẵn và lưới thép trên.

Quá trình đổ bê tông và dưỡng hộ tại công trường sẽ làm “biến mất” mối nối giữa các cấu kiện, do đó tạo ra được một sản phẩm hoàn thiện, đảm bảo độ ổn định và bền vững, có khả năng chịu lửa, cách âm tốt và chống tại các tác động có hại của thời tiết.BubbleDeck là công nghệ thi công tấm sàn phẳng, rỗng theo hai phương không dầm, ít cột, thi công không cần ván khuôn và có khẩu độ vượt nhịp lớn. Sàn BubbleDeck rất linh hoạt trong thiết kế kiến trúc, có tính cách âm, cách nhiệt tốt và khả năng chống cháy nổ, giảm tác dụng động đất vượt trội.

Với công nghệ BubbleDeck, việc thi công tấm sàn có thể tiết kiệm tới 50% lượng bê tông so với sàn truyền thống, giảm thời gian lắp dựng mỗi sàn xuống 5 đến 7 ngày, giảm tải trọng bản thân tấm sàn cũng như tải trọng lên phần móng công trình và góp phần tích cực vào công tác bảo vệ môi trường. Với những tiến bộ trên, công nghệ BubbleDeck đã được cấp chứng nhận đạt Tiêu chuẩn Xây dựng Châu Âu.

Đặc điểm nổi bật của BubbleDeck là khả năng chịu lực. Một tấm sàn đặc gặp rất nhiều vấn đề khi phải vượt nhịp lớn do ảnh hưởng của trọng lượng bản thân. BubbleDeck đã giả quyết vấn đề này khi giảm 35% lượng bê tông trong tấm sàn nhưng vẫn đảm bảo khả năng chịu lực tương ứng.

Phạm vi ứng dụng sàn BD không giới hạn, từ nhà ở dân dụng, nhà xưởng công nghiệp, villa, khách sạn, cao ốc, trường học… cho đến khu bãi đậu xe đều đáp ứng tốt.Theo KTDS

Related Posts

Xu hướng gạch giả đá sang trọng

Xu hướng gạch giả đá sang trọng Hiện nay với xu hướng tìm về thiên nhiên, các loại gạch giả đá tự nhiên, gạch giả đá marble…

Chọn mua vật liệu xây dựng

Chọn mua vật liệu xây dựng Khi xây sửa nhà cửa, nếu biết chọn và thoát ly được thói quen tiêu dùng hàng ngoại, bạn có thể…

Chọn gạch men màu cho không gian sống

Chọn gạch men màu cho không gian sống Không gian chật hẹp trong phố phường ngày càng đông đúc làm bạn khó chịu? Hãy thử cải thiện…

Gạch ốp lát và các vị trí ứng dụng

Gạch ốp lát và các vị trí ứng dụng Không có một loại gạch nào đáp ứng tất cả các yêu cầu sử dụng, chính vì vậy…

Vẻ đẹp của sắt mỹ thuật tồn tại với thời gian

Vẻ đẹp của sắt mỹ thuật tồn tại với thời gian Để người được tận hưởng một không gian thoáng đạt, một phong cách sống hài hòa…

Ưu và nhược điểm của các loại vật liệu bao che

Ưu và nhược điểm của các loại vật liệu bao che Những vật liệu xây dựng mới đã xuất hiện, thực hiện những vai trò và chức…